Thứ Bảy, 3 tháng 1, 2015

QUÀ TẶNG CUỘC ĐỜI - CHƯƠNG 13: ĐẢO CỦA CÁC NI

Chương  13
 Đảo Của Các Ni

Người đã làm điều tốt
    Khi qua cõi đời khác
   Ở đó thiện nghiệp sẽ đón tiếp người ấy
       Như thân quyến đón người thân bao lâu xa.
Kinh Pháp Cú - 220

   Tôi muốn đưọc nói đôi lời để tưởng niệm người mà không có ông dự tính xây dựng một ni viện trên đảo của tôi sẽ không bao giờ thành hiện thực.  Đó là ông Arthur de Silva ở Dodanduwa.

   Rất ít khi ta đưọc gặp một người như ông Arthur de Silva.  Là người Singhalese có tổ tiên là người Portugese, ôâng nói tiếng Anh rất lưu loát.   Dốc hết sức mình vào việc xây dựng ni viện, ôâng đã nói rằng trước giờ lâm chung, ông sẽ rất mãn nguyện vì đã đưọc đóng góp công sức vào đó.

   Oâng đã mua từng cây đinh, con ốc, rồi chuyên chở mọi thứ đến đão trên chiếc thuyền do ông làm bằng thân cây to.  Oâng mướn thợ, và trong suốt thời gian xây dựng, ông đôn đốc họ làm việc, không để lãng phí vật liệu.  Đó là một việc không phải dể làm ở Á châu.

   Trong thời gian đó, tôi chu du khắp nơi thuyết giảng, mở khóa tu, đến mọi miền ở Uùc, Phi Châu, Indonesia, Mỹ, và lần đầu tiên ở Đức.  Đưọc đồng tiền cúng dường nào tôi đều gửi về cho Arthur de Silva.

   Tôi xin kể ở đây câu chuyện của lần gặp gở định mệnh trong thời gian tôi đang ở Bali.  Ở đó có một ngôi chùa rất đẹp, do một vị đại đức trụ trì.   Ông yêu cầu tôi mở khóa tu cho các du khách.  Vì có rất nhiều người khi thăm viếng chùa, đã có yêu cầu như thế.  Tôi đồng ý, thế là vị trụ trì dán bản thông báo về khóa tu ở khắp nơi.  Kết quả là có bảy người ghi tên tham dự: năm người Đức và hai người Mỹ.

   Ngôi chùa rất đẹp.  Cuộc đời của Đức Phật đưọc chạm trổ tỉ mỉ trên các cánh cửa gỗ.  Quanh chùa có các suối nước trong mát, có những tảng đá hình người lạ lẫm, quanh năm đầy hoa cỏ nhiệt đới.  Bên trong chánh điện là một bức tượng của Đức Phật đẹp đẻ, nguy nga tôi chưa từng thấy ở nơi nào khác.

   Trong bảy ngày, tôi giảng dạy bằng tiếng Anh.  Vào tuần thứ hai, tôi nhận thấy hình như trong các học viên, có người không hiểu tôi nói gì.  Thì ra anh ta là người Đức, tên là Charlie.  Tôi chỉ biết có thế.

   Khi đưọc hỏi có hiểu tôi nói gì không, anh thú nhận: "Thưa không", vì anh không biết tiếng Anh.  Sau đó, buổi sáng tôi giảng bằng tiếng Anh, buổi tối bằng tiếng Đức.  Tôi còn nhớ, trong tuần lể đó, sức khỏe tôi không đưọc tốt.  Tôi bị bịnh gì đó mà không ăn uống đưọc.  Nhưng vì không muốn các học viên phải thất vọng, tôi cố gắng tiếp tục dạy.  Cuối cùng, lòng say mê học hỏi của họ cũng an ủi tôi phần nào.

   Charlie và người bạn của anh tỏ ra rất chăm chú, ham hiểu biết.  Các học viên khác còn có khi bỏ học, chứ Charlie và Norbert lúc nào cũng có mặt.  Sau khi hai người Mỹ có việc phải về sớm, tôi hoàn tất chương trình học bằng tiếng Đức.

   Cuộc gặp gở với Charlie và Norbert mang lại nhiều ý nghĩa cho những ngày cuối đời của tôi.  Norbert là em của thầy Nyanabodhi, người đã trú ngụ tại tu viện Nhà Phật (Buddha-Haus) ở Allgau với chúng tôi từ những ngày đầu thành lập.   Tôi đưọc biết thầy qua Norbert, dưới thế danh là Roland.  Không có hai anh em họ và Charlie, tu viện Buddha-Haus sẽ không thể thành hình.  Họ chính là những người đã khuyên tôi rời bỏ Sri Lanka trở về Đức.  Họ đã giúp tôi trong việc xây dựng tu viện, hiện giờ thì cả Norbert và Charlie đều dạy ở trung tâm thành phố Munich.  Thầy Nyanabodhi là trụ trì ở lâm tự viện của chúng tôi.

   Nhưng giờ hãy trở lại chuyện xây cất ni viện và ngài Arthur de Silva.  Oâng vào số từng xu tiền bạc tôi gửi cho ông,   Tôi thì không quan tâm đến những chuyện ấy vì tôi tin tưởng ông tuyệt đối.  Nhưng ông không thay đổi, vẫn làm đầy đủ bổn phận, vẫn chú tâm đến sự chính xác của từng con số.  Oâng đã tự vẽ bản đồ xây dựng, và dỉ nhiên, không giống như tôi, ông có thể điều khiển những người thợ xây dựng bằng ngôn ngữ của họ.

   Từ lúc mới biết nhau, chúng tôi đã hợp ý như thể chúng tôi đã biết nhau tự bao giờ.  Ngay các vị khách đến thăm ni viện cũng nhận thấy là chúng tôi có thể hiểu ý nhau rất nhanh.  Có lẻ từ một kiếp nào đó cũng chúng tôi đã có duyên gặp gỡ.

   Sáu cái thất (kuti) đưọc xây trên đão -dành riêng cho các sư cô.  Tất cả đều rất đẹp:  Trong mỗi thất có một giường lớn, một phòng tắm và một ngôi vườn nhỏ có tường bao bọc.  Ngõ vào thất đưọc che bằng một mái hiên nên vào mùa mưa không bị ướt khi bước ra ngoài.

   Tôi chọn đưọc một nơi khuất nhất, rất ưng ý trên đảo để xây thất.  Trên mặt đất có một hòn đá to, phẳng.  Chúng tôi dự định sẽ xây thất quanh hòn đá, để tôi có thể dùng hòn đá làm chổ ngồi thiền.  Tất cả đã đưọc xây dựng theo đúng như thế.

   Sau đó Arthur de Silva báo tin cho tôi: "Ni Sư có thể đến rồi".  Thế là tôi bay từ Uùc, là nơi tôi đang có mặt ở thời điểm đó, đến Sri Lanka.   Các sư cô cùng dọn vào ni viện với tôi đều là người Đức.

   Mọi thứ vẫn còn bề bộn lắm.  Nhà bếp, phòng ăn vẫn chưa có.  Chúng tôi phải nầu ở bếp đặt ngoài trời, rất ư không thuận lợi.  Aên uống cũng ngoài trời.

   Chung quanh chúng tôi các công trình xây dựng vẫn đưọc tiếp tục.  Một tòa nhà rất lớn đang đưọc xây trong đó có nhà bếp, phòng ăn, thư viện, một hành lang nhỏ và một kho chứa đồ, cũng là chổ ngủ của người đầu bếp.  Quanh nhà, theo kiến trúc thời thuộc địa, là một hàng hiên che mát.  Tòa nhà vẫn còn y nguyên cho đến ngày nay.

   Chúng tôi đặt những chậu hoa dọc theo hàng hiên, để làm tăng theo vẻ mỹ quan cho tòa nhà.  Và để thêm hoàn hảo, tôi cho làm một hồ sen trong khuôn viên chùa.   Tôi rất thích hoa sen.  Ở Đức, không có sen, tôi thay bằng hoa huệ nước.   Cả hai loại hoa đều cùng họ, và rất giống nhau.  Hình ảnh của hoa sen gắn liền với Đức Phật.  Người ta thường tạo dựng các hình tượng Đức Phật ngồi trên tòa sen, vì đặc tính của hoa sen là trong sạch, không nhiễm nhơ uế.  Nước rơi trên các cánh hoa sen đều chảy xuống thành hạt, nên không làm ướt cánh hoa.  Ngoài ra hoa sen còn đưọc dùng làm biểu tượng cho sự thành đạo, vì tuy hoa mọc trong bùn, nhưng cánh và hoa vươn lên cao, không nhiễm ô uế.

   Sau các đệ tử người Đức, có một phụ nữ người Singhalese tìm đến tu viện của chúng tôi.  Trước đây cô đã là đệ tử của tôi.  Giờ cô muốn đưọc thọ giới xuất gia ở trên đảo.  Nhân dịp đó, tôi mời cả các tăng ở đảo láng giềng và mời tất cả các cư sĩ trong vùng đến dự.  Có hơn hai ngàn người tất cả.  Không thể ngờ nhiều người đến vậy, tôi tự nghĩ không biết hòn đảo có bị chìm xuống không dưới sức nặng của bấy nhiêu người.   Cũng may là việc đó đã không xảy ra.  Dỉ nhiên là các cô bé mặc áo trắng cũng có mang quà đến.

   Vị sư cô đó giờ là người kế thừa tôi làm trụ trì ở tu viện đó.  Sư cô làm rất tốt bổn phận đưọc trao phó.  Tôi rất mãn nguyện đưọc biết rằng cả hai tu viện, một  ở Uùc mà tôi đã thành lập cùng với đại đức Phra Khantipalo, và một ở Sri Lanka vẫn tiếp tục trường tồn dù không có tôi.

   Đó cũng là điều tôi mong mỏi sẽ xảy ra ở tu viện Buddha-Haus ở Allgau -dù không có tôi, đây vẫn là nơi mọi người sẽ tụ đến để niệm hồng danh Phật.  Suy cho cùng, tôi không biết mình còn sống đưọc bao lâu nữa.  Các đệ tử thì mong tôi có thể ở với họ lâu hơn.

   Lúc bắt đầu, chỉ có chúng tôi, một vài sư cô sống trên đảo, nhưng dần dần người ta biết đến tu viện nhiều hơn.   Có lẻ cũng nhờ tôi đã đi hoằng pháp nhiều nơi trên thế giới, người ta biết đến tôi nhiều hơn.  Và rồi tu viện của tôi ở Sri Lanka cũng dần dần tới tai mọi người.

   Chúng tôi xây một nhà khách sáu phòng, mỗi phòng có thể chứa hai người.  Nếu cần, chúng tôi cũng có thể đặt thêm một giường trong mỗi phòng.  Nghĩa là chúng tôi có chỗ cho mười tám khách tạm trú cùng một lúc.

   Trong sáu thất còn lại, tôi và ba sư cô khác ở.   Có hai thất đưọc dành cho các nữ cư sĩ nào muốn đến ở để học hỏi thêm về giáo lý Đức Phật.

   Nhiều vị, trong đó có cả người Đức, ở đến một năm rưỡi.  Nhưng cũng có người chỉ ở một đôi ngày.  Sau đó tôi chỉ cho những người ở ít nhất là ba tháng đưọc ở.  Nếu không nơi nầy biến thành một nhà ga.  Nhiều người ra vào liên tục khiến chúng tôi không kiểm soát nổi.  Ngoài ra ở ngắn quá, cũng khó thể thiết lập một chương trình tu học cho riêng họ.

   Mặc thời tiết nóng bức, chương trình tu học của chúng tôi cũng đầy kín.  Tuy nhiên cũng có một số việc phải du di vì thời tiết, nếu không chắc khó có ai chịu nổi.  Mổi sáng chúng tôi thức dậy lúc bốn giờ, tụng kinh bằng tiếng Pali và tiếng Anh, rồi tọa thiền, sau đó dùng điểm tâm.  Luôn có một người nấu ăn ở đó để giúp đở chúng tôi, ngoài ra các cư sĩ tạm trú cũng thay nhau phụ giúp trong bếp.

   Sau đó chúng tôi làm việc vài tiếng trước khi dùng bữa ngọ, vì chúng tôi có xuất bản một tờ tin.  Ngoài ra, dỉ nhiên là còn phải làm các công việc dọn dẹp trong tu viện, tưới hoa, nhổ cỏ.  Thư viện cũng cần đưọc sắp xếp lại, phải làm bìa cho các sách, phải trã lời thư từ - nghĩa là lúc nào cũng không thiếu việc cho chúng tôi làm, và trong khí hậu nóng bức đó, mọi việc đều đòi hỏi một sự cố gắng.  Sau khi thọ trai, tôi giảng về các giới luật trong tăng đoàn, luật tỳ ni.

   Các người nữ ở với chúng tôi đưọc gọi là Anagarikas, có nghĩa là những người tu trong một thời gian ngắn.  Nhưng nếu cho dù sau nầy họ có rời bỏ cuộc sống ở tu viện, các giới luật nầy cũng rất hữu ích cho họ.  Tôi cố gắng làm cho việc giảng dạy đưọc hấp dẩn bằng cách xen vào các giới luật là những câu chuyện giải thích tại sao Đức Phật đã tạo ra chúng.  Vì lúc bắt đầu, khi Đức Phật nhận các đệ tử, thì chưa có luật lệ gì cả.  Họ là những vị đã tu chứng, nên không cần luật lệ gì.  Chỉ có sau nầy, khi hàng ngàn đệ tử xuất gia với Đức Phật, lúc đó các giới luật mới trở nên cần thiết.

   Buổi chiều, các sư cô đưọc tự do -có thể nghĩ ngơi, ngồi thiền dưới các gốc cây, đọc sách hay viết lách.

   Đến tối, tôi lại giảng pháp.  Từ các bài giảng nầy, gom góp lại đưọc ba quyển sách nhỏ.  Quyến đầu tiên đưọc gọi là Be An Island Unto Yourself (Oác đảo Tự Thân), bằng tiếng Anh, vì tôi giảng bằng tiếng Anh.  Tôi in sách bằng tiền cúng dường và đem phát không cho mọi người.   Đó là quyển sách đầu tiên của tôi, đến nay sách vẫn còn đưọc tái bản, cả ở đây bằng tiếng Đức.   Dỉ nhiên giờ thì tôi không thể phát không đưọc nữa, vì chi phí in ấn rất cao.  Cho tới giờ nầy đã có hai mươi lăm quyển sách đưọc hình thành dựa vào các bài giảng của tôi.  Sách đưọc viết bằng tiếng Anh và Đức và đã đưọc dịch ra bảy thứ tiếng.

   Thời khoá biểu hằng ngày trên đảo đưọc giử rất chặt chẻ.  Khi hai mươi phụ nữ, đôi khi hơn nữa, sống với nhau, cần phải có luật lệ.  Ngay cả với những luật lệ như thế, cũng không phải dể dàng để hoà hợp mọi người với nhau, vì mổi người một cá tính, một quan điểm riêng biệt.

   Đa số các sư cô là người Tây phương.  Các vị người Singhalese nhiều khi không bằng lòng cách làm việc của họ.  Cũng dể hiểu, vì họ đến từ hai nến văn hóa khác nhau.

    Arthur de Silva giống như một thiên thần bảo hộ, luôn giúp đở tôi rất đắc lực.  Tất cả các khách vãng lai đều tụ tập ở nhà ông.  Từ đó, ông lo thuyền vận chuyển họ đến đảo.  Oâng để tâm nghe nghóng các yêu cầu, phê bình của mọi người và cố gắng trong khả năng của mình đáp ứng các yêu cầu đó.  Khi Jeffrey và vợ là Susan đến đảo thăm tôi, chúng đã ở nhà ông bà De Silva và đưọc họ chiều chuộng hết mức.

   Vị trụ trì của nam viện trên đảo láng giềng thì giống như một người cha của chúng tôi.  Mổi ngày ông đều đi thuyền qua đảo xem chúng tôi có cần giúp đở gì không.  Oâng mang đến cho chúng tôi nào là chuối, dừa và các loại trái cây khác, cũng như rau cải, gạo -nghĩa là tất cả những gì mà các Phật tử cúng dường bên đảo của các tăng có dư, ông đều chia sẻ với chúng tôi.

   Một phần trong đời sống tu hành của chúng tôi là pindapat, đi trì bát.  Đây là một phong tục truyền thống của các tăng ni từ thời Đức Phật còn tại thế.   Phong tục nầy rất thịnh hành ở các lâm tự viện bên Thái Lan.  Ở Sri Lanka phong tục nầy hầu như đã bị bãi bỏ.  Vì có lẻ người ta đồng hóa hình thức trì bát khất thực với đi xin ăn.

   Mổi tuần chúng tôi đi thuyền qua đất liền để đi khất thực -các sư cô đi trước và các học giới nữ (anagarikas) theo sau- vào trong làng.  Nhiều người đứng trước cửa nhà chờ chúng tôi đến.  Họ mang đồ cúng dường đã đưọc chuẩn bị, bỏ vào các bát khất thực, chúng tôi dừng lại và nâng cao bát trước mặt họ.  Chúng tôi thường đưọc nhiều gạo quá đến nổi các cô học giới nữ phải bỏ vào bao mang theo.

    Lần đầu tiên chúng tôi đi trì bát, nhiều phụ nữ, già cũng như trẻ đều ra bỏ thức ăn vào bát cho chúng tôi.  Họ khóc và bảo rất mang ơn chúng tôi đã tạo cơ hội cho họ đưọc cúng dường các ni.  Đưọc tiếp xúc với tăng ni đối với các phụ nữ nầy là đưọc tiếp cận với Phật giáo.  Đó là lý do chính tại sao tôi phát huy truyền thống nầy.  Nhưng chúng tôi quyết định không đi mổi ngày, vì dân chúng ở đây rất nghèo; thật là không phải khi họ còn phải chia sẻ phần ít ỏi đó -lại là những thứ ngon nhất, tươi nhất của họ-  cho chúng tôi mỗi ngày.

   Có bốn làng dân ở quanh khu hồ.  Chúng tôi luân phiên đền từng làng, nên mổi làng chúng tôi chỉ đến mười hai lần trong một năm.  Kể ra không nhiều lắm, nhất là khi họ rất vui mừng tiếp đón, cúng dường khi chúng tôi đến khất thực.

   Theo truyền thống, đi khất thực phải đi bằng chân không.  Đôi khi đi cả trên nhựa đường nóng có thể khiến chân phỏng hay đi trên những con đường làng đầy đá sỏi cũng không phải là chuyện dể dàng.

   Tôi không chỉ muốn đưọc dân địa phương chấp nhận, mà còn muốn đem lại chút hạnh phúc trong cuộc sống khó khăn của họ, cuộc sống đầy bao công việc tay chân nặng nhọc.  Với ý nghĩ đó, vào chủ nhật cuối tháng tôi thường đến thăm ngôi làng đã cúng dường cho chúng tôi suốt tháng đó để tặng cho họ một thời pháp, với sư cô người Singhalese làm thông dịch viên.  Chúng tôi thực hiện việc nầy theo truyền thống như trong thời Đức Phật tại thế.  Chúng tôi ngồi dưới gốc cây to, chờ mọi người đến.  Dân làng lũ lượt kéo đến cùng với con cái, người thân.   Lúc nào cũng ồn ào, lại còn có những người bán dạo cũng đem theo, rồi các em bé cùng với các gia súc.

   Tôi đã giảng về những điều rất đời thường thí dụ -phải đối xử với hàng xóm láng giềng, với vợ chồng như thế nào, vì có rất nhiều xung đột trong những làng nầy.  Ở trên đảo, chúng tôi cũng nghe rất nhiều về những chuyện xung đột của họ.  Tập họp họ lại ở đây để nói về những việc nầy là một việc rất tốt.  Qua họ, tôi muốn nói lời cảm ơn về sự ủng hộ, chấp nhận tôi ở Sri Lanka.

   Một ngày kia, tôi đưọc báo tin là ngài thủ tướng Sri Lanka muốn thăm tu viện và học tu thiền với chúng tôi.  Chuẩn bị cuộc đón tiếp nầy đòi hỏi rất nhiều công lao, rất nhiều việc phải làm.  Con đường xuyên qua làng dẩn đến bờ hồ đưọc trãi đá, các biễu ngữ đưọc giăng khắp nơi, và các hộ vệ của ngài thủ tướng phải đến trước một ngày hầu giữ cho hòn đảo của chúng tôi đưọc hoàn toàn an toàn.  Họ xét từng gốc cây, bụi cỏ để xem có ai núp sau đó không.

   Rồi thì ngài Premadasa cùng với phu nhân và một số người tháp tùng cùng đến đảo, nơi chúng tôi đang chờ đón ông ở bến đò.  Oâng yêu cầu đưọc dẩn đến thất của tôi, rồi đến thiền đường đế bắt đầu buổi tọa thiền.  Oâng dự định sẽ ở lại đây hai ngày.

   Sau khi tôi đã cố gắng giải thích một số điều với ông về thiền, chúng tôi ngồi thiền đưọc khỏang hai mươi phút, một cận vệ của ông vội vã bước vào và báo rằng Ngài Premadasa phải trở về Colombo ngay lập tức, vì có cuộc khủng hoảng nội bộ ở quốc hội.   Vậy là kết thúc buổi tọa thiền, kết thúc sự tu học.

   Vài năm sau, Ngài Premadasa đưọc bầu làm tổng thống của Sri Lanka, và sau một thời gian ngắn ở địa vị, ngài đã bị ám sát bởi một trái bom của bọn khủng bố.

   Khi tôi không có mặt ở tu viện, tôi xuất ngoại đi thuyết pháp khắp nơi.  Thứ nhất là vì chúng tôi cần tiền cúng dường từ những buổi thuyết pháp đó để bảo trì tu viện trên đảo.  Tuy nhiên, sau một thời gian, tôi cảm thấy muốn đưọc trở về tu viện, xa rời mọi hoạt động một khỏang thời gian. Tôi muốn đưọc nhập thất, chỉ một mình khoảng ba tháng.

   Những người Singhalese, bạn của tôi, có một đồn điền chuối trong rừng.  Trên đồn điền có một ngôi nhà củ, đã xuống cấp rất nhiều, nhưng vẫn còn có thể che nắng che mưa.  Và thế là tôi đã đến ở nơi đấy suốt ba tháng một mình.  Các bạn của tôi đã sắp xếp cho tôi một người giúp việc người Tamil.  Anh ta không biết tiếng Anh, tôi không biết tiếng Tamil, nên chúng tôi luôn im lặng.  Tôi chỉ biết một chữ cho Nước, để nhờ anh mang đến khi cần.  Họ còn muốn mướn cho tôi cả đầu bếp, nhưng tôi đã bác bỏ ý kiến đó.  Chỉ tạo thêm phiền phức.  Người giúp việc cũng có thể vào làng mua trứng, bánh mì, cà chua và dưa leo cho tôi.  Thế là quá đủ.  Tôi không cần phải có thức ăn nóng sốt mổi ngày.  Các bạn tôi cũng cung cấp cho tôi rất nhiều trà vì đây là đồn điền trà của họ, ngoài ra còn có rất nhiều chuối, dừs, và thơm.  Những thứ nầy lúc nào cũng có.

   Tôi lập một thời khóa biểu cho riêng mình và dành nhiều thì giờ cho việc tọa thiền.  Thời gian nầy tôi coi như đang đưọc nghỉ phép, vì đây là lần đầu, tôi không phải lo cho ai cả.

   Thời điểm nầy qua sự giới thiệu của một vị sư khác, tôi đã đưọc gặp vị lão hòa thượng, người Singhalese, người đã tạo nhiều ảnh hưởng lớn đối  với tôi. Không ai hiểu về thiền bằng ông.

   Vào lúc đó ở Sri Lanka, người ta còn rất xa lạ với việc phát triển tu thiền, nhưng qua thời gian cũng  có nhiều thay đổi tích cực, nhờ vào ảnh hưởng của các sư cô người Tây phương, mà tôi có lẻ cũng có góp phần vào đó.

   Vị đại lão hòa thượng Nannarama Thera, là trụ trì một lâm tự viện nằm giữa rừng.  Khi đưọc nghe nhiều câu chuyện liên quan đến Ngài, tôi quyết tâm phải tham kiến người.  Lần đầu tiên tôi đưọc gặp Hòa thượng ở nhà một Phật tử ở Colombo.  Ngài đang ở đó trị bịnh.  Lần diện kiến đầu tiên đó vào năm 1983 là một kỷ niệm khó thể quên đối với tôi.  Tuy nhiên vì bất đồng ngôn ngữ, chúng tôi không thể trao đổi trực tiếp, may mà một vị sư trẻ, là thị giả của Ngài có thể nói tiếng Anh lưu loát.

   Tôi ngồi trên sàn, đối diện Hoà thượng Nannarama Thera, rồi bắt đầu kể cho Ngài nghe về những kinh nghiệm tu thiền của tôi.  Tôi đã vào đưọc định từ nhiều năm nay, nhưng chưa tìm đưọc ai để có thể chia sẻ những kinh nghiệm nầy, cũng như để người đó có thể bảo với tôi là phương pháp tu tập của tôi là đúng.  Cuối cùng tôi mới tìm gặp đưọc người ấy.

   Sau vài phút, trong khi Hoà thượng chăm chú lắng nghe, tôi bỗng sực nhớ rằng Ngài không biết tôi là ai, hẳn là tôi cần phải thưa lại là tôi đã hành thiền hơn hai mươi năm nay.  Nếu không e rằng Hoà thượng sẽ nghĩ là tôi đã vọng tửơng hay những điều tôi tu chứng là do tình cờ.  Sau khi vị sư trẻ thông dịch lại với Hoà thượng điều đó, Ngài phá ra cười và nói gì đó với vị sư trẻ.  Người nầy quay sang tôi dịch: "À, bà ấy đã tu thiền hơn hai mươi năm!  Đúng hơn là hai mươi kiếp!"

   Tôi lại tiếp tục câu chuyện của mình.  Lúc đến định thứ tám, tôi không biết phải trình bày lại như thế nào, nên tôi thưa là tôi sẽ thực hiện ngay điều đó hơn là trình bày sai.  Thế là tôi chú tâm thiền định và đi từ định thứ nhất đến thứ tám, qua từng giai đoạn một, trong vòng chỉ vài phút.

   Khi tôi mở mắt ra, tôi nhìn thấy Hoà thượng Nannarama Thera nhìn tôi vừa ngạc nhiên vừa tán thán.  Sau đó tôi tả lại những cảm giác ở định thứ tám.  Nói chung, việc diển tả cũng ngắn thôi, vì ở trạng thái định nầy tâm hoàn toàn lắng đọng.

   Hoà thượng Nannarama Thera xác định là tôi đã hành thiền đúng phương pháp và diển tả các trạng thái thiền định rất chính xác.  Sau đó Hòa thượng bảo rằng bổn phận của tôi là phải trở về truyền lại cho phương Tây những phương pháp thiền định nầy, sợ rằng những phương pháp nầy sẽ bị thất truyền.

   Tôi đã khắc sâu những lời dạy của Ngài.  Tôi đã truyền dạy các phương pháp tu thiền từ nhiều năm nay.  Lúc đầu, tôi hơi do dự khi đem truyền dạy phương pháp tu không đưọc phổ biến nầy cho đại chúng, nhưng tôi nhận ra rằng càng ngày các đệ tử của tôi càng đạt đưọc nhiều kết quả trong thiền định.  Vì thế, tôi càng giải thích cho họ cặn kẻ thêm.  Ngày nay các vị đệ tử nầy đóng góp rất nhiều vào tất cả các khóa tu thiền của tôi.

   Sau nầy, tôi thường phải đi hơn sáu tiếng đồng hồ để đến thăm lão Hòa thượng Nannarama Thera ở lâm tự viện để trao đổi, tiếp nhận thêm sức mạnh và sự hướng dẩn của Ngài.  Lúc nào tôi cũng đưọc Ngài tiếp đón nồng hậu.   Ngài luôn nhớ về lần gặp gở đầu tiên với tôi, nhất là lúc tôi nhập định thứ tám để trình kiến giải với Ngài.

   Ngài đã viết một quyển sách đưọc dịch từ tiếng Singhalese sang tiếng Anh.  Một quyển sách mỏng thôi, nhưng Ngài diển tả toàn bộ con đường của giáo lý Đức Phật -từ lúc khởi đầu cho đến ngày Giác Ngộ.  Tôi mang quyển sách đó theo tôi trong ba tháng ở đồn điền chuối để học tập.  Khi có điều thắc mắc, tôi đánh dấu vào quyển sách.  Sau ba tháng nhập thất, tôi tìm đến lão Hòa thượng Nannarama Thera tham vấn với Ngài từng câu, từng chữ trong sách.  Sau đó, tôi đã dịch quyển sách ra tiếng Đức.  Phần dịch thuật của quyền sách đưọc coi là món quà cho sinh nhật năm tôi bảy mươi tuổi.

   Ba tháng nhập thất một mình rất hữu ích cho tôi.   Khi ra thất, tôi cảm thấy như có thêm sức mạnh -sẳn sàng để chia sẻ những gì tôi gặt hái đưọc với bất cứ ai muốn nghe.  Cho đến ngày hôm nay, tôi như vẫn còn nghe những âm thanh của núi rừng văng vẳng bên tai; tiếng vượn kêu, tiếng chim, tiếng gió lướt trên những cành lá chuối.   Nhưng cũng có những lúc không gian hoàn toàn yên ắng, lúc bình minh và hoàng hôn.  Tôi thường tản bộ trong rừng để quán niệm thiên nhiên là một phần của tôi.  Vì xét cho cùng, chúng ta có khác gì thiên nhiên.

    Thí dụ, tôi dạy về tứ đại: đất, nước, gió và lửa, những thành phần căn bản cấu tạo nên con người, mà củng cấu tạo nên thiên nhiên.  Và khi ta đứng giữa thiên nhiên, không để bất cứ điều gì làm bận lòng ta, đó là lúc tốt nhất để cảm thấy ta hoàn toàn liên hệ với thiên nhiên, ta không khác gì với ngoại cảnh quanh ta.

   Cứ mổi năm qua, hòn đảo của chúng tôi càng trở nên tốt đẹp hơn.  Lúc bắt đầu nó chỉ là một khu rừng, với rắn và chuột.  Chúng tôi tạo nên những lối đi, các khu vườn.  Diện tích đảo không rộng rãi mấy.  Chiều dài của cả đảo chỉ khoảng chừng nửa kílo mét, chiều ngang chừng một phần tư kílo mét.  Nhưng chúng tôi chỉ cần có thế, chỉ có điều lúc đầu các cô không quen với đời sống ở nơi hẻo lánh nầy.

   Đi đâu cũng phải cần đến thuyền.  Lúc đầu chúng tôi có một chiếc tam bản chèo bằng tay.  Sau một gia đình người Đức cúng dường một số tiền khá lớn, nên chúng tôi mua đưọc một mô-tơ để chạy đò.  Thật là tiện lợi, dầu rằng chúng tôi cũng phải học bảo trì và chạy máy mô-tơ.

   Điều khó khăn nữa là việc tìm người giúp việc và người nấu bếp, nhất là những người biết tiếng Anh.  Phần lớn dân bản xứ không thích sống trên đảo, giữa những người phụ nữ nước ngoài.  Cuối cùng tôi tìm đưọc một phụ nữ rất thích giúp việc cho chúng tôi và đã ở với chúng tôi cho đến mãi sau nấy.  Sau đó bà vẫn thư từ cho tôi một thời gian dài.

   Cuộc sống của chúng tôi trên đảo coi cũng thơ mộng, nhưng cũng rất vất vả.  Chúng tôi phải chịu đựng sức nóng như thiêu đốt, muỗi mòng và những kỷ luật tôi bắt mọi người phải tuân theo triệt để.  Tôi biết cuộc sống ở đây đều giúp ích cho hầu hết mọi người.   Thí dụ, có người giờ sống ở Stuttgart, trở thành thư ký cho trung tâm Buddha-Haus.  Một phụ nữ Hòa Lan, giờ sống và làm việc ở trung tâm Wat Buddha Dhamma ở Uùc.  Bà là Giám đốc của Trung tâm.  Tôi cũng giao cho bà nhiệm vụ giảng dạy, và bà đã chấp hành công việc nầy rất tốt, với tất cả tấm lòng.

   Tôi vẫn còn giữ mối liên lạc với các phụ nữ đã sống với tôi trên đảo.  Nhiều người sau nầy tổ chức những khóa tu do tôi hướng dẩn ở các thành phố nơi họ sống.  Càng ngày việc hoằng pháp càng trở thành mục đích của đời tôi.

   Tôi vẫn còn nhớ khóa tu đầu tiên tôi phụ trách ở Aùo.  Lúc đó tôi vừa từ Sri Lanka đến.  Chỉ có bảy người ghi tên cho khóa tu học, người ta hỏi tôi như thế có tiến hành không.   Tôi đáp: "Có chứ".  Lần sau khi tôi mở khóa khác, có đến hai mươi lăm người ghi tên.  Ở Thụy Sĩ, hồi đó khi tôi thuyết giảng chỉ có mười hai người đến dự.  Ngày nay hằng trăm người tham dự.  Lúc ban đầu bao giờ cũng thế.

   Tôi đã đi hóa đạo ở Thụy Sĩ, Anh quồc, Hòa Lan và Đan Mạch.  Đã thuyết giảng ở Nam Phi Châu, nơi có một trung tâm Phật giáo rất tráng lệ.  Và dỉ nhiên là tôi cũng trở về Uùc và Mỹ để thuyết giảng.  Tiền cúng dường ở khắp nơi, tôi dùng cho việc bảo quản, duy trì ni viện trên đảo.   Nhờ thế mọi việc cũng ổn.

   Năm 1987 là một năm có nhiều sự kiện đáng ghi nhớ đối với tôi.  Việc đầu tiên là tôi đưọc mời tham dự phái đoàn từ Sri Lanka đến Liên Hiệp Quốc ở Nữu Ước để diễn thuyết.  Hầu hết đại diện các nước nhỏ đều đến, nhưng đại diện của các cường quốc lại vắng mặt.  Mỹ và Nga không có đại diện.  Lúc đó bức màn sắt chưa đưọc cởi bỏ.

    Tôi nói về sự bình an trong trái tim của mọi người như là một điều kiện tất yếu để mang lại hoà bình trên thế giới.   Những người hiện diện trong buổi lể hôm đó hình như không nghĩ rằng tôn giáo và chính trị có thể đi đôi với nhau.  Họ đặt khá nhiều câu hỏi sau bài nói chuyện của tôi.  Vào thời đại của Đức Phật, Ngài đã thuyết giảng cho các vị vua chúa và các quan đại thần.  Ngày nay điều đó vẫn còn là một việc khó làm.  Cuối buổi lễ, tôi đưọc tặng một huy chương vì hòa bình, khiến tôi rất vui.

   Sự kiện thứ hai trong năm đó là đại hội Quốc tế dành cho các vị ni Phật giáo ở Bodh Gaya, Aán Độ.  Đức Đạt Lai Lạt Ma chủ trì đại hội nầy.  Đầy là lần đầu tiên một đại hội như thế đưọc thành hình, và tôi là một trong ba phụ nữ đã tổ chức đại hội nầy.   Hai vị kia, là một sư cô người Mỹ theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng, và một nữ giáo sư người Thái.   Chúng tôi đã thành lập nên Sakyadhita (Các Nữ Đệ Tử của Đức Phật), một tổ chức quốc tế dành cho các ni và các nữ cư sĩ.   Kể từ đó, gần như hằng năm tổ chức nầy đều tổ chức đại hội, cũng như đem lại nhiều chuyển đổi tốt đẹp cho các vị ni, giúp họ thoát khỏi một số áp lực nặng nề mà họ phải gánh chịu trước đó, nhất là ở Á châu.

   Đáng kể nhất là tổ chức nầy đã tạo điều kiện để các nữ Phật tử trên ba mươi nước trên thể giới có thể gặp gở, giao lưu.  Chúng tôi đã học hỏi lẫn nhau và về nhau.  Một khía cạnh khác nữa là tổ chức nầy hoàn toàn ủng hộ việc phụ nữ muốn đưọc thọ giới tỳ kheo ni (bhikkhunis).

   Năm 1988 lại đánh dấu một sự kiện quan trọng khác.  Tôi đã bay sang California để tham gia vào thọ đại giới tỳ kheo ni ở Chùa Tây Lai ở Los Angeles.  Đó là lần đầu tiên một buổi lể như thế đưọc tổ chức ở Tây phương, hơn nữa nó lại đưọc tổ chức hoàn toàn theo truyền thống với cả hai giới chứng kiến.  Có nghĩa là chúng tôi đưọc sự chứng minh của các vị hòa thượng và các ni sư.   Hai trăm năm mươi vị ni Trung Hoa, năm mươi vị Tăng và mười hai ni người Tây phương đã đến thọ giới tại đại giới đàn nầy.  Chùa Tây Lai đưọc xây theo kiến trúc của Cấm Thành (Forbidden Palace) ở Bắc Kinh, đã có nhiều buổi họp diễn ra ở sân trong của chùa.  Theo một bảng thông báo dán trên tường, người ta đưọc biết là chùa Tây Lai cũng vừa đưọc xây dựng xong với phí tổn gần hai mươi lăm triệu Mỹ kim.

   Chương trình học tập rất gắt gao, kỷ luật như trong quân đội, hầu như tất cả đều bằng Hán văn.  Tuy nhiên chúng tôi đưọc tiếp đãi rất chu đáo, mọi thứ đều đưọc chu cấp từ nơi ở, thức ăn cho đến cả y áo.  Nếu ban trách nhiệm Chùa sắp xếp để có ngay các sư cô người Tây phương có lẻ tốt hơn, vì chỉ có một sư cô nói đưọc tiếng Anh, trong khi mục đích của Chùa là để truyền bá Phật pháp rộng rãi ở Tây phương.

   Sau bốn tuần lể đưọc huân tập mỗi ngày, với rất nhiều giờ mỗi ngày, ngày đại giới đàn cuối cùng cũng đến.   Đối với các ni, thì là cả buổi sáng và buổi tối, vì chúng tôi phải thọ đại giới hai lần -một lần do mười vị lão hòa thượng hướng dẩn, các vị nầy đã xuất gia ít nhất là ba mươi năm; và sau đó bởi mười trưởng lão ni, các vị ni đã có hơn hai mươi năm tu tập.  Buổi lễ đã đưọc kết thúc tốt đẹp, dầu rằng suốt cả buổi lể các tăng ni người Tây phương chỉ lờ mờ đoán chuyện gì đã xảy ra, vì chẳng có ai dịch lại.  Chúng tôi chỉ nắm đưọc phần chủ yếu.  Tôi rất mừng là buổi lể đã chấm dứt, vì cả thân thể tôi đau nhừ.

   Một chuyện thú vị tôi vẫn còn nhớ.  Ở Trung Hoa và ở Đài Loan, các tăng ni đều bắt buộc phải ăn chay trường.  Nhưng mỗi ngày ở chùa đều có bao nhiêu thực vật.  Bữa thì có gà, bữa cá, lúc khác là gan.  Cho tới một ngày tôi thu hết can đảm để hỏi sư cô nói tiếng Anh rằng tại sao các món chay không đưọc dọn lên.  Cô nhìn tôi với vẻ ngạc nhiên và bảo tất cả thức ăn đều là chay.  Khi tôi hỏi cô vậy chứ sao có cá, có gà, thì cô bắt cười.  Rồi cô giải thích là tất cả đều làm bằng đậu nành đưọc chở từ Đài Loan đến mỗi ngày, vì các thức nầy không có ở tây phương.

   Trước khi tôi bay trở về ni viện ở đảo, tôi ghé thăm Irene một thời gian, vì tôi không đưọc gặp con gái khá lâu rồi.   Cả tôi và con gái đều rất sung sướng đưọc gặp lại nhau.  Tôi cũng có một kỷ niệm đáng nhớ trong lần gặp gở đó.

   Con gái tôi, Irene đã hỏi tại sao tôi xuất gia.   Nó có thể hiểu nếu tôi chỉ theo Phật giáo, nhưng tại sao phải xuất gia?  Tôi hỏi lại con rằng; Vào những ngày chủ nhật khi con cùng với chồng đi nhà thờ con có vui không.  Nó thưa vâng.   Tôi bảo là tôi muốn đưọc có cảm giác an lạc đó mỗi ngày, nên tôi xuất gia.  Câu trã lời đó khiến con gái tôi không thắc mắc gì thêm nữa.

   Lúc đó tôi đã có thêm một đứa cháu ngọai, và câu chuyện sau đây liên quan đến đứa trẻ đó.  Irene muốn có thêm một con gái, đồng thời cũng muốn nhận nuôi một đứa trẻ mồ côi.  Do đó Irene và chồng là Ronny đã làm đơn xin bão lãnh một em bé mồ côi, người Đại Hàn.  Nhưng đã lâu mà chưa nhận đưọc tin trã lời.  Trong thời gian tôi thăm viếng hai vợ chồng, lại có thư báo là đã có một em bé Đại Hàn cho họ, còn có cả ảnh đính kèm.  Chỉ nhìn bức ảnh, tôi có thể thấy rõ ràng đó là một em bé bị tâm thần, và tôi cũng biết rõ là con gái tôi Irene khó thể lo lắng cho một đứa trẻ như thế.  May mà lúc đó tôi cũng dự định sẽ bay sang Đại Hàn để viếng thăm một sư cô người Uùc, là bạn của tôi, vì thế tôi nhận trách nhiệm đi gặp cháu bé.   Nhờ bạn tôi nói đưọc tiếng Đại Hàn nên tôi có thể giải thích với văn phòng lo việc bão lãnh con nuôi rằng con tôi không thể nhận em bé đó, và họ nên tìm một em bé khác thay thế.  Lúc đầu chúng tôi cũng gặp khó khăn với họ, nhưng cuối cùng cũng đưọc kết quả.   Thế là hai tháng sau Amy Jung Ah đưọc gửi theo người bảo mẫu đến phi trường Los Angeles.  Amy không nói đưọc tiếng Anh nào.  Cô bé đã đưọc năm tuổi và đã sống trong cô nhi viện từ lúc mới sinh ra.  Cô bé vừa kháu khỉnh, lại rất ngoan, không lâu là cháu có thể nói đưọc tiếng Anh.   Giờ thì cô bé đã đưọc mười bảy tuổi, đang học năm cuối và đưọc xếp vào loại học sinh giỏi ở một trường trung học.  Cô lội như ráy, có rất nhiều bạn bè và năm nay sẽ là lần đầu tiên cô đến thăm bà ngoại.  Cô bé đã viết thư nhờ tôi tổ chức chuyến viếng thăm trại tập trung, vì đó là đề tài cô nghiên cứu ở trường.  Ngoài ra, cô cũng muốn viếng thăm lâu đãi của Hoàng đế Ludwig.

   Không may, có bao biến động đã xảy ra ở Sri Lanka.   Những cuộc tấn công bằng bơm và các cuộc truy tìm quân khủng bố khiến cuộc sống ở xứ sở nầy càng trở nên khó khăn.  Thí dụ, xe buýt thường hay bị đặt bom đến nổi không ai dám đi xe buýt nữa.  Nhiều bưu điện bị phá hoại.  Thư từ bị thất lạc, thông tin gián đoạn.  Trong lúc tôi phải tùy thuộc vào hệ thống bưu chính rất nhiều.

   Điều tệ hại nhất là tôi không thể tiếp nhận nhiều phụ nữ ở khắp nơi trên thế giới muốn đến tu học ở ni viện trên đảo.  Vì tôi phải chịu trách nhiệm cho sự an toàn của họ.  Tôi không thể mạo hiểm làm chuyện đó trong tình hình bất ổn như thế.   Vì thế tôi khuyên họ không nên đến.  Và như thế là công việc hoằng pháp của tôi bị gián đoạn.  Một trở ngại khác nữa là ngay chính các đệ tử người Singhalese của tôi, cũng không dám ra khỏi nhà.  Con đường từ nhà họ đến đảo cũng rất nguy hiểm.

   Rồi một việc khủng khiếp đã xảy ra.  Người bạn là chủ đồn điền, cũng là người bảo trợ tôi, đã bị nhóm khủng bố bắt và thiêu sống.

   Nhưng không chỉ có thể, còn có sự ra đi vĩnh viễn của Arthur de Silva.  Năm 1988, khi tôi sửa sọan lên đường đi California, tôi có cảm tưởng rất mạnh mẽ là tôi sẽ không bao giờ gặp lại Arthur de Silva nữa.  Và thật thế, khi tôi trở lại, ông đã mất.  Oâng bị bịnh tiểu đường mà ăn uống không kiên cữ lắm.  Một ngày kia ông ngã té và tắt thở.

    Năm 1989, theo yêu cầu của các đệ tử người Đức, tôi quyết định rời bỏ Sri Lanka, cái chết của Arthur de Silva cũng là một yếu tố khiến tôi cảm thấy chắc chắn là tôi không còn có duyên ở lại đây nữa.

Xem tiếp

0 nhận xét:

Đăng nhận xét